Thuở xưa, làng Vạn Điển chỉ đúc những mặt hàng đơn giản như đồ thờ cúng, đỉnh đồng, lư hương. Ngày nay, sản phẩm của làng nghề ngày càng đa dạng với những bức tượng Phật, danh nhân, lãnh tụ dân tộc.
Đặc biệt, phải kể đến những công trình lớn tầm cỡ quốc gia, thể hiện tinh thần, ý nghĩa lịch sử, tầm vóc thời đại như Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ, Tượng đài Bác Hồ tại nhà lưu niệm huyện Định Hóa (tỉnh Thái Nguyên), Tượng cố Tổng Bí thư Lê Duẩn tại Nhà Lưu niệm tỉnh Quảng Trị, Tượng vua Lý Thái Tổ đặt ngay sát Hồ Gươm, Tượng Quốc mẫu Âu Cơ và các vị Lạc tướng, Lạc hầu tại Khu di tích đền Hùng (Phú Thọ), Tượng 14 vị vua thời Trần đặt tại quần thể Di tích Lịch sử Văn hóa Thiên Trường, Tượng Phật tổ Như Lai bằng đồng đúc liền khối tại núi Non Nước (huyện Sóc Sơn, Hà Nội), Tượng Tam thế Phật tổ Như Lai chùa Bái Đính.
Sản phẩm của làng đúc đồng Tống Xá Tại cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm của cơ sở đúc đồng mỹ nghệ Tân Tiến, bà chủ hàng vừa đon đả giới thiệu các sản phẩm cho các vị khách từ xa đến, vừa thúc giục công nhân chuyển nhanh hàng lên xe cho một khách quen đến từ tỉnh Hải Dương. Cơ sở này hiện kinh doanh hàng chục loại sản phẩm bằng đồng với mẫu mã và kích thước đa dạng, phong phú trong đó chủ yếu là các loại đồ thờ, đồ trang trí nội thất như mặt trống, quả trống đồng, Tượng Phật và các danh nhân, hình các con thú... Ngoài ra, cơ sở còn nhận đặt hàng đúc chuông, Tượng truyền thần, đồ lưu niệm... Ở cửa hàng bên cạnh, những người công nhân cũng đang tất bật bốc xếp hàng trăm chiếc lư, đỉnh, bát hương, chân nến, bát biểu, mâm bồng, lọ lục bình, tranh chữ, câu đối, đại tự, chữ thọ... lên chiếc xe đang đậu trước cửa để đi đổ hàng cho các khách quen tại các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An.
Theo ông Nguyễn Văn Khanh, Chủ tịch Hiệp hội Cơ khí đúc Ý Yên, làng nghề Vạn ĐIển hiện có 78 cơ sở sản xuất với gần 2.000 công nhân, hoạt động trong lĩnh vực đúc các sản phẩm bằng thép, gang, nhôm và đồng. Năm 2010, tổng doanh thu của làng nghề đạt 650 tỷ đồng, thu nhập bình quân của lao động đạt khoảng 3 triệu đồng/nguời/tháng. Thị trường tiêu thụ của làng nghề Vạn Điển trải dài từ Bắc đến Nam. Tháng Chạp hàng năm là mùa làm ăn chính của cả làng với doanh thu trong tháng thường gấp 2-3 lần trung bình các tháng khác. Hiện nay, 100% cơ sở đúc trong làng đều nổi lửa suốt ngày đêm để đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân trong dịp Tết cổ truyền.
Tác giả bài viết: Quốc Chiến
Nguồn tin: tantienbrass.com.vn
Theo dòng sự kiện
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập : 14
Hôm nay : 1684
Tháng hiện tại : 6704
Tổng lượt truy cập : 3757189