Phát hiện trống đồng cổ của người Cơ Tu

- Hai trống đồng cổ chưa xác định được niên đại vừa được người dân phát hiện trong lúc đào đất để làm nhà tại xã vùng cao biên giới A Xan, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam…
- Hai trống đồng cổ chưa xác định được niên đại vừa được người dân phát hiện trong lúc đào đất để làm nhà tại xã vùng cao biên giới A Xan, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam…

 
Chiếc trống thứ nhất còn khá nguyên vẹn, tâm điểm mặt trống trang trí hình mặt trời với 6 tia nắng, trên mặt trống có trang trí nổi 4 con ếch cùng hướng đầu thuận theo chiều kim đồng hồ.
Chiếc trống đồng thứ 2 đã hỏng phần dưới tang trống, khu vực trang trí hình mặt trời giữa mặt trống bị thủng một lỗ. Trên mặt trống có đắp nổi hình 4 con ếch cùng hướng đầu ngược chiều kim đồng hồ.
Cả hai chiếc 
trống đồng này hiện đang được trưng bày tại làng truyền thống Cơ Tu ở thị trấnTơ Viêng, huyện Tây Giang.
Các nhà sử học nhận định đây là những chiếc 
trống đồng cổ của bà con dân tộc Cơ Tu vùng biên giới, nhưng chưa xác định được niên đại. Đây là cơ sở khoa học để tiếp tục nghiên cứu nền văn hoá của đồng bào người Cơ Tu vùng biên giới.
Được biết cộng đồng người Cơ Tu sinh sống dọc theo khu vực biên giới của hai huyện Nam Giang và Tây Giang có nền văn hoá riêng. Trong đó chữ viết và các giá trị văn hoá truyền thống đang được phục hồi.


 
* Khi san đất làm nhà ở độ sâu khoảng gần 1m, tại đồi Mụ làng Hương Lan, xã Trưng Vương, TP. Việt Trì, cách miếu Thiên Cổ khoảng 100m, người dân đã phát hiện một rìu đồng hình chiếc hài. Rìu cao 5,5 cm, sống rìu dài 10cm, lưỡi dài 8cm. Họng tra cán hình bầu dục cao tới  9cm. Một mặt rìu trơn không trang trí. Một mặt trang trí rất cầu kỳ. Phía trên gần họng chạm khắc hình chiếc thuyền cong như lưỡi liềm, có 3 người đứng giơ thẳng tay lên trời. Phía dưới thuyền chạm khắc một con chó săn đón đầu hai con nai sừng dài chẽ gạc. Dưới nữa cách lưỡi 3cm là 8 bông hoa thị.
 

 
Cụ Nguyễn Văn Yết, thủ từ miếu Thiên Cổ cho biết: năm 1993 cũng đã phát hiện trước cửa miếu ở độ sâu 2 mét 2 chiếc bát tộ đúc bằng đồng thau. Bát có đường kính miệng 18cm, cao 6cm, đáy dày 2cm, miệng dày 1,5 mm. Đáy bát có 3 đợt vòng tròn đồng tâm mỗi đợt 4 đường xiết chìm. Thành bát có 4 đợt vòng tròn mỗi đợt 4 đường vạch xiết trong lòng.

Tác giả bài viết: Quốc Chiến

Nguồn tin: tantienbrass.com.vn